Cách nấu cháo cua đồng không khó, tuy nhiên đòi hỏi sự cầu kì, tỉ mẩn trong từng công đoạn. Thế nhưng đổi lại bạn sẽ có món cháo cua đồng cực kỳ lạ miệng, lại thơm ngon, bổ dưỡng, có hương vị và mùi thơm đặc biệt, bổ dưỡng cho bé ngoan ngay tại nhà. Cùng vào bếp ngay với Ba con con cừu để học cách nấu cháo cua đồng này nhé!
Nội dung bài viết
1. Lợi ích dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng là một loại nguyên liệu dân dã, có nhiều ở đồng ruộng. Cua đồng có cái vị thơm béo riêng biệt mà cua nuôi hay cua biển không có được. Trong cua đồng có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chính vì vậy, khi ăn cua đồng bạn có thể nạp thêm nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể của mình. Đặc biệt có hàm lượng canxi cao, cứ trong 100g cua đồng sẽ chứa 5.040 mg Canxi, do đó rất tốt cho những người bị loãng xương hay trẻ bị còi xương. Còn theo Đông Y, cua đồng lại có tính hàn, vị mặn, có khả năng liền gân, nối xương, trừ ghẻ lở và giải độc thức ăn.
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine)
2. Chuẩn bị nguyên liệu
Cách nấu cháo cua đồng cần chuẩn bị nững nguyên liệu sau:
- Gạo tẻ nấu cháo
- Cua đồng
- Rau thơm
- Gia vị: Nước mắm, dầu ăn
3. Cách nấu cháo cua đồng
Bước 1: Nấu cháo trắng
Gạo tẻ vo sạch bạn cho vào nồi cùng với nước và nấu thành chén cháo trắng nhuyễn và đặc. Lưu ý các bạn khi nấu cháo phải khuấy thường xuyên để gạo không bị dính và cháy ở đấy nồi.
Bước 2: Sơ chế cua đồng
Cua đồng mua về bạn rửa sạch, sau đó giã nát rồi cho vào rây để lọc lấy phần nước thịt cua, bỏ xác đi hoặc các mẹ có thể cho cua vào máy xay sinh tố để xay nhỏ cùng với ít nước rồi cho qua rây để lọc.
Bước 3: Sơ chế các loại rau thơm và củ quả
Rau các bạn đem đi rửa sạch, sau đó thái cho thật nhỏ hoặc có thể cho vào máy xay sinh tố xay nát (tùy vào sở thích mỗi người)
Bước 4: Nấu cháo cua đồng
Cho nước lọc cua đồng vào nồi bắt lên bếp nấu. Nấu đến khi nước sôi thì cho cháo trắng vào, cháo trắng để sau thời gian bị vón cục, cho nên sau khi cho vào bạn dùng muỗng khuấy đều để cho cháo tơi và nhuyễn ra hoà quyện cùng nước cua.
Sau đó cho rau vào khuấy đều, nấu thêm khoảng 2-3 phút nữa mẹ cho vào vài giọt nước mắm, dầu ăn và tắt bếp. Đợi cháo hơi nguội các bạn có thể múc ra cho bé thưởng thức.
4. Vài điều cần lưu ý khi ăn cua
Cua đồng là thực phẩm giàu đạm, giàu dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một vài điều sau để ăn cua không bị những điều phiền toái xảy đến:
- Không ăn cua chết: cua chết sẽ sinh ra chất độc hại cho cơ thể bạn.
- Không ăn đi ăn lại nhiều lần, chế biến bao nhiêu thì dùng hết: bạn hãy khéo léo nấu sao cho vừa với khẩu phần cả nhà, vì thịt cua để lâu sẽ bị mất dinh dưỡng, nhất là thời tiết mùa hè này, thịt cua dễ bị biến chất.
- Cần bỏ dạ dày khi ăn cua để tránh vi khuẩn kí sinh trên đó.
- Không ăn cua sống: cua sống có chứa nhiều kí sinh trùng gây bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Nhiều người dùng cua sống làm gỏi, hãy bỏ ngay ý định này đi nhé.
- Không ăn cua cùng lúc với uống trà, ăn hồng: Việc này làm cho cơ thể bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Một số chất trong nước trà và quả hồng sẽ làm cho thức ăn trong cơ thể bạn khó phân hủy khi ăn cua, nặng nhất có thể gây sỏi thận.
Cách nấu cháo cua đồng tương đối khác với cua biển nên các bạn cần lưu ý, nhất là trong khâu chọn cua, xay hoặc giã phải lọc kỹ để tránh sót lại phần càng cứng khiến bị bị thương khi ăn. Chúc các bạn thành công với cách nấu cua đồng này nhé!