Cách làm bánh Trung Thu truyền thống với vỏ bánh cực mềm

Tết Trung Thu là tết truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi 15/8 âm lịch, trăng lại tròn đầy, viên mãn; mọi người lại quây quần bên nhau, trẻ em lại tung tăng háo hức đi rước đèn với chúng bạn. Đối với dịp tết này, ta không thể thiếu những chiếc bánh ngọt ngào cùng với ly trà nóng nhâm nhi. Hôm nay, Ba con cừu sẽ mang đến cho bạn công thức làm bánh Trung Thu truyền thống để tết của bạn thêm phần ý nghĩa nhé.

1. Làm vỏ bánh Trung Thu truyền thống thật mềm và mỏng

Các nguyên liệu cơ bản làm bánh Trung Thu truyền thống

Một chiếc bánh với phần vỏ mỏng và mềm sẽ là một chiếc bánh ngon. Bạn nên chuẩn bị nguyên liệu theo hướng dẫn dưới đây để vỏ bánh thật mềm và ngon nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 30ml dầu ăn (Bạn nên sử dụng dầu đậu nành để đảm bảo hương vị ngon hơn cũng như tốt cho sức khỏe).
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 160g nước đường
  • Baking soda (Hoặc nước tro tàu)
  • 240g bột mì đa dụng

Cách làm vỏ bánh:

  1. Ta cho 30ml dầu đậu nành vào một chiếc to lớn (hoặc thau), sau đó thêm 160g nước đường, 1 lòng đỏ trứng gà. Bạn nên khuấy đều để các nguyên liệu được hòa tan. Kế tiếp, ta cho thêm baking soda (muối nở) và cho 240g bột mì vào (Bạn có thể cho bột mì từng chút một, thực hiện việc khuấy đều và cho lượt tiếp theo đến khi nào hết bột).
  2. Tiếp theo, bạn khuấy bột thật đều và dùng tay nhào mịn bột.
  3. Sau đó, ta đợi bột nghỉ trong vòng 40 phút.
Nhào bột làm bánh Trung Thu

2. Làm nhân đậu xanh sánh mịn:

Với phần nguyên liệu làm nhân bánh, ta nên lựa chọn đậu xanh đã được cà vỏ để tiết kiệm thời gian và công sức. Đậu xanh nên được ngâm trong nước từ 4- 5 tiếng đồng hồ cho mềm ra. Bạn cũng có thể cho thêm trứng muối nước hoặc trứng muối cách thủy vào phần vỏ bánh nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 150g đậu xanh khô (đã bóc vỏ).
  • 130g đường kính trắng.
  • 60g dầu ăn
  • 40g bột nếp

Cách làm:

  1. Trước tiên, ta ngâm đậu trong vòng từ 4-5 tiếng đồng hồ để đậu mềm ra.
  2. Sau đó, bạn đem luộc đậu trên bếp tới khi đậu chín mềm.
  3. Sau đó, ta vớt đậu ra, cho đậu vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn (Bạn cũng có thể dùng máy đánh trứng cho tiện nhé)
  4. Bước tiếp theo, ta thực hiện sên đậu: Ta sên đậu bằng một chiếc chảo chống dính hơi cao một chút. Khi đậu sôi, ta thêm 60g dầu ăn, 130g đường. Bạn nên khuấy thật đều đậu cho đậu khô. Sau đó,ta thêm 40g bột nếp (để đạt hiệu quả cao nhất, ta nên cho bột nếp rang để nhân bánh có thể bảo quản lâu hơn).
Nhân bánh đậu xanh

3. Tạo hình bánh

  1. Trước tiên, ta thực hiện việc “gói bánh”:
  2. Ta cho phần bột vỏ bánh đã chuẩn bị ra, thực hiện cán bột ra mâm thành những chiếc vỏ bánh mỏng. (Bạn có thể sử dụng các chai thủy tinh để cán bột nhé).
  3. Sau đó, ta vo tròn các nhân đậu xanh. (Bạn cũng có thể cho trứng muối phái trong). Tỷ lệ vỏ bánh-nhân bánh là ½ (Ví dụ 15g vỏ bánh thì sử dụng 30g nhân bạn nhé).
  4. Kế tiếp, ta khéo léo gói nhân bánh vào vỏ bánh. Bạn nên gói sao cho vỏ bánh bao trùm hết nhân bánh.
  5. Tiếp theo, bạn dùng dụng cụ (các khuôn làm bánh Trung Thu), ép với lực mạnh nhưng tốc độ chậm để tạo hình bánh Trung Thu thật đều và đẹp mắt. Bạn cũng nên nhớ áo một lớp bột lên mặt bánh cũng như khuôn đóng bánh trước khi đóng bánh để bánh không bị dính vào dụng cụ nhé!
Đóng bánh Trung Thu

4. Nướng bánh 

  1. Trước tiên, ta bật lò trước 15 phút để làm nóng lò nướng.
  2. Sau đó, bạn cho bánh vào khay nướng, đem bánh đi nướng ở nhiệt độ 180-190 trong vòng 12 phút.
  3. Trong thời gian chờ đợi, ta chuẩn bị nước để phết bánh: Ta cho một lòng đỏ trứng gà, một muỗng dầu ăn, ½ muỗng nước và trộn đều.
  4. Sau 12 phút nướng, ta phết hỗn hợp nước đã chuẩn bị đều lên mặt bánh và đợi bánh nguội trong 30 phút. 
  5. Cuối cùng, bạn chỉ cần đem bánh nướng thêm khoảng 15 phút ở nhiệt độ 180-190 độ C là bánh hoàn thành rồi. (Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể phết nước lên bánh nhiều lần).
Cho bánh vào lò nướng

5. Thưởng thức:

  • Bánh Trung Thu truyền thống sẽ ngon nhất sẽ đạt hương vị ngon nhất sau 2-3 ngày nướng. Vì vậy khi bánh vừa mới nướng xong, bạn đừng vội thưởng thức ngay nhé!
  • Vị ngọt và béo của bánh trung thu rất cần kết hợp với vị thơm thanh ngọt của trà xanh để trung hòa lại hương vị, tránh bị ngán. Hơn nữa, việc ăn bánh, nhâm nhi trà xanh và thưởng trăng cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống mà chúng ta nên giữ gìn và phát huy.
Bánh Trung Thu nên được thưởng thức cùng trà nóng

 Tết Trung Thu của bạn năm nay chắc chắn sẽ thêm phần ý nghĩa với những chiếc bánh Trung Thu truyền thống được làm thủ công ngay tại bếp của bạn. Ba con cừu hy vọng với công thức làm bánh Trung Thu truyền thống trên đây, cả gia đình bạn cũng sẽ đón một cái Tết thật  “truyền thống” nhưng cũng thật ấm áp.Chúc bạn thực hiện thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *